CÔNG TY TNHH SINH HỌC TÔM VÀNG

OrderLookup

Tra cứu

Đơn hàng
Hotline

Hotline

0933333361
Hotline

Tìm cửa hàng

Gần nhất
Cart 0
Giỏ hàng

Tra cứu đơn hàng

tôm vàng

NẤM ĐỒNG TIỀN: KẺ THÙ THẦM LẶNG TRONG AO NUÔI TÔM

NẤM ĐỒNG TIỀN: KẺ THÙ THẦM LẶNG TRONG AO NUÔI TÔM

NẤM ĐỒNG TIỀN: KẺ THÙ THẦM LẶNG TRONG AO NUÔI TÔM

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó thường xuất hiện ở đáy và bờ ao nuôi tôm, có hình dạng như vảy, cành cây, búi sợi hay chân chó. Có mùi rất tanh, giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này, sau khi tôm ăn phải chúng sẽ tiết ra các độc tố dẫn đến tôm mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn dẫn đến ốp thân, còi cọc, teo gan, phân trắng, lỏng ruột và có thể chết hàng loạt.

Nấm đồng tiền phát triển nhanh chóng trong điều kiện phù hợp như:

  • Ao tôm có độ mặn cao.
  • Khi tảo trong ao đang phát triển quá mức, tảo tàn, cùng với đó là nhiều chất thải hữu cơ, nấm sẽ bắt đầu phát triển chỉ một vài ngày sau đó.
  • Do sử dụng sản phẩm chưa tốt chưa kiểm soát được môi trường nước, và còn rất nhiều tác nhân xung quanh nữa.

Một số biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm hiệu quả:

  • Cải tạo ao đầu vụ nuôi bằng cách sử dụng vôi nung (CaO) hòa với nước để tưới rồi quét khắp các bạt ao, lớp vôi trên bạt càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao.
  • Đối với ao đang có tôm nuôi cần chỉnh giảm bớt lượng thức ăn cho tôm ăn; tăng cường bổ sung vitamin C cho tôm; bổ sung liên tục men tiêu hóa cho tôm hệ thống tiêu hóa của tôm được cải thiện, hạn chế các tác động bất lợi của nấm, bảo vệ đường ruột tôm; tăng cường sục khí, chạy quạt trong điều kiện thời tiết thay đổi.
  • Sử dụng các sản phẩm ức chế nấm đồng tiền, khuẩn Vibrio gây hại cho ao nuôi như sản phẩm Win 1000.

Để biết thêm về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

 

BỆNH EHP TRÊN TÔM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

BỆNH EHP TRÊN TÔM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

BỆNH EHP TRÊN TÔM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

Bệnh EHP trên tôm là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng, sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục.

Nguyên nhân gây ra bệnh EHP là?

  • Do nguồn tôm bố mẹ bị nhiễm và lây cho tôm giống.
  • Ký sinh trên các vật chủ khác như cá, hàu, sò,... chúng phát triển và phát tán bệnh ra môi trường.
  • Xử lý vệ sinh ao nuôi, thiết bị chưa đúng cách.

Tôm mắc bệnh EHP thường có biểu hiện như thế nào?

  • Tôm bị nhiễm thường có da cơ mỏng, cơ trắng như tôm đang bị sốc. Mắt tôm có chấm đen, cơ và ruột sau tôm cũng chuyển màu đen.
  • EHP gây tổn thương ống trong tuyến gan tụy, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Do không tiêu hoá được thức ăn tôm sẽ kém ăn và lớn chậm.
  • Tôm có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, ruột xoắn như lò xo.
  • Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan tôm.

Làm thế nào để phòng ngừa EHP?

  • Chỉ sử dụng giống tôm đã được kiểm tra PCR và xác nhận không nhiễm EHP.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước sau thả giống để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh.
  • Trước khi thả ao, nên xử lý ao bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử EHP còn sót lại trong ao.
  • Bổ sung định kỳ các sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, phòng ngừa EHP.

Bộ sản phẩm của công ty chúng tôi giúp phòng ngừa EHP, ký sinh trùng, khuẩn phân trắng, tăng sức đề kháng, giúp tôm lớn nhanh.

Bệnh EHP trên tôm

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và phương pháp xử lý hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

NUÔI TÔM MÙA NGHỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

NUÔI TÔM MÙA NGHỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

NUÔI TÔM MÙA NGHỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nuôi tôm mùa nghịch, bà con thường thả giống vào tháng 8 – 10 âm lịch để kịp thu hoạch thời điểm gần tết, nếu vụ nuôi thành công thì sẽ mang về giá trị rất cao. Vụ nghịch với nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro cao do thời tiết. Bà con hãy cùng công ty tìm hiểu nhe.

Dưới đây là một số bất lợi, khó khăn khi nuôi tôm mùa nghịch:

  • Thời tiết bất lợi hay xuất hiện những cơn mưa bão, môi trường biến động nhiều.
  • Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đẫn đến tôm bị sốc nhiệt, suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng, tôm dễ mắc các bệnh khác.
  • Độ mặn thấp tôm thiếu khoáng dễ bị ốp thân, mềm vỏ, tôm không chắc.
  • Mưa nắng thất thường, tạo điều kiện cho nhiều loại tảo gây hại phát triển, tôm ăn phải dễ mắc các bệnh về đường ruột.
  • Mưa nhiều làm bùng phát phèn, tăng độ đục trong ao.

Làm thế nào để khắc phục những khó khăn nuôi tôm mùa nghịch:

  • Thả nuôi với mật độ vừa phải, kiểm soát và quản lý ao nuôi tốt hơn.
  • Nâng cao mực nước > 1.4m để ổn định nhiệt độ giữa ngày và đêm.
  • Khi thời tiết mưa thất thường cần điều chỉnh kiểm soát lại lượng thức ăn hạn chế dư thừa gây lãng phí và tăng ô nhiễm ao nuôi.
  • Bổ sung khoáng để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho tôm.
  • Sử dụng vitamin c để chống sốc, tăng sức đề kháng cho tôm
  • Sử dụng vi sinh định kỳ để cung cấp lợi khuẩn cho ao nuôi, phân hủy các chất thải hữu cơ, kiểm soát môi trường ao nuôi ổn định.
  • Nếu ao bị bùng phát phèn nên dùng EDTA khử phèn giúp duy trì lượng phèn trong ao để ổn định môi trường nước.

Nuôi tôm mùa nghịch Nuôi tôm mùa nghịch

Để biết thêm thông tin sản phẩm, bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

TÔM THIẾU KHOÁNG, ĐỀ KHÁNG KÉM?

TÔM THIẾU KHOÁNG, ĐỀ KHÁNG KÉM?

TÔM THIẾU KHOÁNG, ĐỀ KHÁNG KÉM?

Khoáng chất là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Giúp tôm lớn nhanh, cứng cáp, khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để nhận biết tôm thiếu khoáng?

Biểu hiện tôm bị thiếu khoáng:

  • Thời gian đầu, tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên vỏ.
  • Vỏ tôm mỏng, tôm thường ít ăn và sẽ chậm tăng trưởng.
  • Tôm dễ bị cong thân, mềm vỏ, đục cơ. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tăng tỷ lệ chết ở tôm.
  • Tôm mềm vỏ, tôm khó bắt mồi.
  • Tôm bị suy giảm đề kháng dễ mắc các bệnh khác.

Làm sao để cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu khoáng ở tôm?

  • Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Tạt bổ sung khoáng cho ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.
  • Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông qua việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm rất cần thiết.
  • Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm.

Sản phẩm khoáng ăn Promix và Premix Tôm giúp bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho tôm. Phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột xác, cứng vỏ nhanh.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

NƯỚC AO TÔM ĐỤC VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

NƯỚC AO TÔM ĐỤC VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

AO NƯỚC ĐỤC VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

Nước ao tôm đục là một trong những yếu tố quan trọng cần được kiểm soát trong ao nuôi. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con tôm.

Nước ao đục gây ảnh hưởng nhưng thế nào đến con tôm?

Làm giảm lượng oxy hòa tan gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao, dẫn đến gián đoạn quá trình hô hấp và sinh trưởng của tôm.

Nguyên nhân khiến nước ao bị đục?

  • Do chất thải hữu cơ trong ao: phân tôm, thức ăn dư thừa,...
  • Do tảo phát triển quá mức, tảo tàn cũng làm cho nước ao tôm bị đục.
  • Mưa kéo dài làm trôi bùn đất, phù sa từ trên bờ xuống ao nuôi gây đục nước.

Giải pháp xử lý:

  • Thay nước ao nuôi kết hợp với xử lý đáy ao bằng vi sinh B52 Nitro Turbo.
  • Trường hợp do tảo phát triển mạnh nên giảm tảo bằng vôi và sử dụng vi sinh ABB007 xử lý xác tảo tàn, lợn cợn.
  • Sử dụng Yucca zeo bột giúp lắng tụ, dằn đáy ao.

Hình ảnh sản phẩm

nước ao tôm đục

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

 

HỘI CHỨNG LSS (LỎNG VỎ) Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

HỘI CHỨNG LSS (LỎNG VỎ) Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

HỘI CHỨNG LSS (LỎNG VỎ) Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Hội chứng LSS là một bệnh mãn tính trong ngành công nghiệp tôm. Tỷ lệ tôm bệnh LSS tối đa đạt đến 20%. Tôm bị bệnh trở nên chậm chạp và tăng trưởng chậm.

 Nguyên nhân dẫn đến hội chứng lỏng vỏ trên tôm:

  • Theo báo cáo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ: 4 loài vi khuẩn đã được phân lập từ mẫu tôm bệnh là: V. harveyi, V. alginolyticus, V. fluvialis và V. parahaemolyticus dựa trên đặc điểm hình thái và các xét nghiệm sinh hóa. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học cũng nhận thấy thiếu khoáng chất, chất lượng nước kém, thực hành quản lý kém và liên kết vi khuẩn Vibrio có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng lỏng vỏ ở L. vannamei.

Triệu chứng:

  • Tôm bơi chậm chạp, lờ đờ, cơ và vỏ mềm, nhão và ăn kém.
  • Vỏ của tôm trở nên hư hại nghiêm trọng, có lớp keo trên bề mặt, tôm không lột xác trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn bám trên lớp ngoài.
  • Gan tụy xuất hiện sắc tố Melanin, đồng thời gan teo lại và nhỏ hơn so với tôm bình thường.
  • Ruột của tôm bị bệnh chuyển thành màu sữa đục. Khoảng cách giữa cơ và vỏ tôm có thể thấy rõ ràng.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Định kỳ diệt khuẩn, đảm bảo chất lượng nước tốt.
  • Thường xuyên bổ sung khoáng, và đảm bảo dinh dưỡng cho tôm nuôi.
  • Bổ sung men vi sinh để duy trì chất lượng nước cho ao nuôi tôm.

Sản phẩm diệt khuẩn LEXUS ES250 chuyên diệt khuẩn phân trắng, gan, EMS, Vibrio Parahaemolyticus. Điều trị tôm bị trống ruột, diệt ký sinh trùng, ghẻ lỡ. Diệt nấm đồng tiền, nấm chân chó.

Để biết thêm về sản phẩm cũng như cách điều trị bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

 

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TPD TRÊN TÔM THẺ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TPD TRÊN TÔM THẺ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TPD TRÊN TÔM THẺ

Bệnh TPD trên tôm thẻ (Translucent Post-Larvae Disease), hay còn gọi là Bệnh mờ đục hậu ấu trùng, là một loại bệnh thường gặp tại các trại tôm giống hoặc tại các ao nuôi vừa mới thả, tỷ lệ chết khi có dịch có thể là 100%, lập tức phải xả bỏ.

Nguyên nhân gây bệnh:

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm.

Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh:

  • Gan tụy nhợt nhạt, không màu
  • Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng
  • Cơ thể trong suốt, mờ đục
  • Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy

Biện pháp điều trị và phòng ngừa TPD trên tôm:

  • Trước khi thả nuôi, nên lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh.
  • Thực hiện tốt các biện pháp diệt khuẩn và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm, đảm bảo các an toàn sinh học.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm (gan, ruột) sau khi thả nuôi, quan sát kỹ gan ruột để kịp thời phát hiện ra các loại bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Cần gây màu tảo trước khi thả nuôi, tốt nhất nên gây màu tảo bằng vi sinh, thả ương tôm với mật độ vừa phải và mực nước ở mức cao nhất có thể, cân bằng các khoáng chất trong nước
  • Đặc biệt trong giai đoạn 0-20 ngày, bà con nên định kỳ bổ sung thêm các sản phẩm nâng cao miễn dịch và sức đề kháng cho tôm.
  • Sản phẩm Anti TPD của công ty chăm sóc tôm khỏe trong giai đoạn đầu. Ngăn ngừa bệnh chết sớm do bệnh TPD, tăng tỷ lệ sống, giảm hao hụt đầu con.

Hình ảnh sản phẩm Anti TPD

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và phương pháp phòng ngừa bà con hãy liên hệ cho chúng tôi.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

TẠI SAO KHÍ ĐỘC NITRIT LẠI NGUY HIỂM TRONG AO TÔM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

TẠI SAO KHÍ ĐỘC NITRIT LẠI NGUY HIỂM TRONG AO TÔM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

TẠI SAO KHÍ ĐỘC NITRIT LẠI NGUY HIỂM TRONG AO TÔM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

Ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, NO2,...) chính là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, bỏ ăn và nguy hiểm hơn là chết hàng loạt. Tình trạng này thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng và tổn thất cho người nuôi. Vậy khí độc trong ao xuất hiện do đâu?

Nguồn gốc của khí độc Nitrit (NO2) trong ao nuôi tôm:

  • Từ NH4+/NH3 qua giai đoạn một của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2-.
  • Người nuôi cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa lớn tích tụ lâu ngày dưới đáy ao tạo nên khí độc NO2-.
  • Ao nuôi mật độ dày, lượng thức ăn bài tiết ra môi trường nhiều gây hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao tôm dẫn đến phát sinh khí độc.
  • Hàm lượng oxy hòa tan không được cung cấp đầy đủ khiến quá trình Nitrat hóa không được diễn ra thành công hoàn toàn, tích tụ lượng khí độc NO2-.

Tác hại của NO2 trong ao nuôi tôm:

  • NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.
  • Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như tôm lột xác không cứng vỏ, chậm lớn, mang bị tổn thương.
  • Trường hợp NO2- cao sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết nổi đầu vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Giải pháp xử lý NO2 trong ao nuôi tôm:

Để tôm khỏe, chất lượng thịt tốt và cho năng suất mùa vụ cao, công ty khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa, quản lý môi trường nước ao nuôi ngay từ đầu vụ, khi chưa xuất hiện khí độc để hạn chế tối đa tổn thất. Công ty xin giới thiệu đến bà con sản phẩm giảm khí độc NO2 cấp tốc YUCCA ENZYME.

Ao tôm xuất hiện khí độc Sản phẩm Yucca Enzyme

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652

 

 

TẠI SAO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG LẠI KÉO ĐÀN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

TẠI SAO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG LẠI KÉO ĐÀN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

TẠI SAO TÔM THẺ LẠI KÉO ĐÀN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

Hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn là dấu hiệu chỉ chất lượng nước trong ao đáng báo động, nếu không xử lý kịp lúc sẽ dẫn đến ảnh hưởng về sau này.

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn là:

  • Sự thay đổi nhiệt độ môi trường, phân hủy các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh sinh ra khí độc gây hại cho tôm. Trong ao thiếu ôxy, pH trong nước thay đổi đột ngột.
  • Với những ao có màu nước đậm: độ trong thấp, hàm lượng ô xy hòa tan ở tầng đáy thấp, sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2,… Vì vậy làm cho tôm không thể cư trú ở khu vực này mà phải bơi lên tầng giữa hay tầng mặt để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống tạo ra hiện tượng tôm kéo đàn.
  • Với những ao nước trong: Ao có rong đáy như rong đuôi chồn, rong mềm,… do quá trình quang hợp của các loại rong đáy làm tăng pH (> 9). Khi pH cao sẽ gây độc cho tôm do lượng khí NH3 có hàm lượng cao ở đáy ao dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn. Ao không có rong đáy: Những ao này thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất cân đối các yếu tố môi trường và sự biến động các chỉ tiêu môi trường thường xuyên xảy ra cũng làm cho tôm kéo đàn.

Làm sao để tránh hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn?

  • Làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan khu vực đáy ao. Không để khu vực đáy bị yếm khí thông qua các biện pháp như xy phông đáy ao, quạt nước.
  • Trước khi thả nuôi cần xử lý đáy ao kỹ lưỡng, loại bỏ bùn bã cũ, chất hữu cơ.
  • Dùng chế phẩm sinh học để xử lý nước thường xuyên cũng như xử lý đáy ao.
  • Quạt nước hiệu quả, thay nước khi cần thiết.
  • Tăng cường Vitamin C để tôm nâng cao sức đề kháng, chống lại các thay đổi của môi trường.
  • Trong trường hợp ao có nhiều rong, tiến hành vớt bớt rong. Với ao không có rong đáy, tiến hành gây màu nước, cân bằng khoáng, kiểm soát độ kiềm nước.
  • Sản phẩm AQUA B-COLOR giúp tạo màu nước ban đầu nhanh khi ao nuôi có độ trong cao, ít tảo, khó gây màu. Giảm tảo đáy, rong đáy, nhớt nhám. Hạn chế ánh sáng chiếu xuống ao giúp kiểm soát tảo bùng phát, tảo tàn đột ngột, cân bằng nhiệt độ và ổn định môi trường nước.

tôm thẻ chân trắng kéo đàn Sản phẩm Aqua B-Color

Để biết thêm thông tin về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới.


Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0913885405

Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng":

https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d

Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official":

https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889

Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng":

https://zalo.me/4582623942027439652