CÔNG TY TNHH SINH HỌC TÔM VÀNG

OrderLookup

Tra cứu

Đơn hàng
Hotline

Hotline

0933333361
Hotline

Tìm cửa hàng

Gần nhất
Cart 0
Giỏ hàng

Tra cứu đơn hàng

GIẢM THIỂU SỐC KHI THẢ GIỐNG ĐẦU VỤ: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

GIẢM THIỂU SỐC KHI THẢ GIỐNG ĐẦU VỤ: GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Thả giống đầu vụ là bước quan trọng trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, tôm giống thường dễ bị sốc do thay đổi môi trường và các yếu tố khác, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng. Nguyên Nhân Gây Sốc Khi Thả Giống Tôm giống có thể bị sốc do: Chênh lệch nhiệt độ và độ mặn : Sự khác biệt lớn giữa môi trường nuôi và nơi ương giống. Thay đổi pH đột ngột : Sự biến đổi pH nhanh chóng gây căng thẳng cho tôm. Hàm lượng oxy hòa tan thấp : Thiếu oxy làm giảm hoạt động và sức khỏe của tôm. Chất lượng nước kém : Sự hiện diện của các chất độc hại hoặc vi sinh vật gây bệnh. Lưu Ý Khi Thả Giống Kiểm tra và điều chỉnh môi trường nước : Đảm bảo các chỉ số như nhiệt độ, độ mặn, pH giữa nơi ương giống và ao nuôi tương đồng để tránh gây sốc cho tôm. Thả giống vào thời điểm thích hợp : Nên thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả khi trời mưa hoặc nắng gắt. Chạy quạt nước trước khi thả giống : Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao đạt mức tối ưu (>4 mg/l đối với tôm sú và >6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng). Giải Pháp Sử Dụng Lavital Lavital là sản phẩm chuyên dụng giúp tôm chống sốc và tăng cường sức đề kháng khi thả giống. Sản phẩm giúp tôm tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao tỷ lệ sống khi thả giống và vận chuyển. Bằng cách kết hợp việc sử dụng Lavital và tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khi thả giống, người nuôi tôm có thể giảm thiểu tình trạng sốc, tăng tỷ lệ sống và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho tôm thẻ chân trắng trong suốt vụ nuôi. Hãy liên hệ cho chúng tôi để biết thêm về sản phẩm Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652
57
03/04/2025

TẠI SAO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG LẠI KÉO ĐÀN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

TẠI SAO TÔM THẺ LẠI KÉO ĐÀN NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC? Hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn là dấu hiệu chỉ chất lượng nước trong ao đáng báo động, nếu không xử lý kịp lúc sẽ dẫn đến ảnh hưởng về sau này. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn là: Sự thay đổi nhiệt độ môi trường, phân hủy các hợp chất hữu cơ xảy ra nhanh sinh ra khí độc gây hại cho tôm. Trong ao thiếu ôxy, pH trong nước thay đổi đột ngột. Với những ao có màu nước đậm: độ trong thấp, hàm lượng ô xy hòa tan ở tầng đáy thấp, sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2,… Vì vậy làm cho tôm không thể cư trú ở khu vực này mà phải bơi lên tầng giữa hay tầng mặt để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống tạo ra hiện tượng tôm kéo đàn. Với những ao nước trong: Ao có rong đáy như rong đuôi chồn, rong mềm,… do quá trình quang hợp của các loại rong đáy làm tăng pH (> 9). Khi pH cao sẽ gây độc cho tôm do lượng khí NH3 có hàm lượng cao ở đáy ao dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn. Ao không có rong đáy: Những ao này thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất cân đối các yếu tố môi trường và sự biến động các chỉ tiêu môi trường thường xuyên xảy ra cũng làm cho tôm kéo đàn. Làm sao để tránh hiện tượng tôm thẻ chân trắng kéo đàn? Làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan khu vực đáy ao. Không để khu vực đáy bị yếm khí thông qua các biện pháp như xy phông đáy ao, quạt nước. Trước khi thả nuôi cần xử lý đáy ao kỹ lưỡng, loại bỏ bùn bã cũ, chất hữu cơ. Dùng chế phẩm sinh học để xử lý nước thường xuyên cũng như xử lý đáy ao. Quạt nước hiệu quả, thay nước khi cần thiết. Tăng cường Vitamin C để tôm nâng cao sức đề kháng, chống lại các thay đổi của môi trường. Trong trường hợp ao có nhiều rong, tiến hành vớt bớt rong. Với ao không có rong đáy, tiến hành gây màu nước, cân bằng khoáng, kiểm soát độ kiềm nước. Sản phẩm AQUA B-COLOR giúp tạo màu nước ban đầu nhanh khi ao nuôi có độ trong cao, ít tảo, khó gây màu. Giảm tảo đáy, rong đáy, nhớt nhám. Hạn chế ánh sáng chiếu xuống ao giúp kiểm soát tảo bùng phát, tảo tàn đột ngột, cân bằng nhiệt độ và ổn định môi trường nước. Sản phẩm Aqua B-Color Để biết thêm thông tin về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652
38
15/02/2025

TẠI SAO KHÍ ĐỘC NITRIT LẠI NGUY HIỂM TRONG AO TÔM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

TẠI SAO KHÍ ĐỘC NITRIT LẠI NGUY HIỂM TRONG AO TÔM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ao tôm xuất hiện khí độc (NH3, NO2,...) chính là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, bỏ ăn và nguy hiểm hơn là chết hàng loạt. Tình trạng này thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng và tổn thất cho người nuôi. Vậy khí độc trong ao xuất hiện do đâu? Nguồn gốc của khí độc Nitrit (NO2) trong ao nuôi tôm: Từ NH4+/NH3 qua giai đoạn một của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2-. Người nuôi cho ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa lớn tích tụ lâu ngày dưới đáy ao tạo nên khí độc NO2-. Ao nuôi mật độ dày, lượng thức ăn bài tiết ra môi trường nhiều gây hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao tôm dẫn đến phát sinh khí độc. Hàm lượng oxy hòa tan không được cung cấp đầy đủ khiến quá trình Nitrat hóa không được diễn ra thành công hoàn toàn, tích tụ lượng khí độc NO2-. Tác hại của NO2 trong ao nuôi tôm: NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường. Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như tôm lột xác không cứng vỏ, chậm lớn, mang bị tổn thương. Trường hợp NO2- cao sẽ dẫn đến tình trạng tôm chết nổi đầu vào sáng sớm hoặc chiều tối. Giải pháp xử lý NO2 trong ao nuôi tôm: Để tôm khỏe, chất lượng thịt tốt và cho năng suất mùa vụ cao, công ty khuyến khích bà con nên chủ động phòng ngừa, quản lý môi trường nước ao nuôi ngay từ đầu vụ, khi chưa xuất hiện khí độc để hạn chế tối đa tổn thất. Công ty xin giới thiệu đến bà con sản phẩm giảm khí độc NO2 cấp tốc YUCCA ENZYME. Sản phẩm Yucca Enzyme Để tìm hiểu thêm về sản phẩm bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652    
31
08/02/2025

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TPD TRÊN TÔM THẺ

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TPD TRÊN TÔM THẺ Bệnh TPD trên tôm thẻ (Translucent Post-Larvae Disease), hay còn gọi là Bệnh mờ đục hậu ấu trùng, là một loại bệnh thường gặp tại các trại tôm giống hoặc tại các ao nuôi vừa mới thả, tỷ lệ chết khi có dịch có thể là 100%, lập tức phải xả bỏ. Nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm. Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh: Gan tụy nhợt nhạt, không màu Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng Cơ thể trong suốt, mờ đục Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy Biện pháp điều trị và phòng ngừa TPD trên tôm: Trước khi thả nuôi, nên lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh. Thực hiện tốt các biện pháp diệt khuẩn và xử lý ao nuôi trước khi thả tôm, đảm bảo các an toàn sinh học. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm (gan, ruột) sau khi thả nuôi, quan sát kỹ gan ruột để kịp thời phát hiện ra các loại bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Cần gây màu tảo trước khi thả nuôi, tốt nhất nên gây màu tảo bằng vi sinh, thả ương tôm với mật độ vừa phải và mực nước ở mức cao nhất có thể, cân bằng các khoáng chất trong nước Đặc biệt trong giai đoạn 0-20 ngày, bà con nên định kỳ bổ sung thêm các sản phẩm nâng cao miễn dịch và sức đề kháng cho tôm. Sản phẩm Anti TPD của công ty chăm sóc tôm khỏe trong giai đoạn đầu. Ngăn ngừa bệnh chết sớm do bệnh TPD, tăng tỷ lệ sống, giảm hao hụt đầu con. Hình ảnh sản phẩm Anti TPD Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và phương pháp phòng ngừa bà con hãy liên hệ cho chúng tôi. Thông tin liên hệ: Điện thoại 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652 ​
34
20/01/2025

HỘI CHỨNG LSS (LỎNG VỎ) Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

HỘI CHỨNG LSS (LỎNG VỎ) Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Hội chứng LSS là một bệnh mãn tính trong ngành công nghiệp tôm. Tỷ lệ tôm bệnh LSS tối đa đạt đến 20%. Tôm bị bệnh trở nên chậm chạp và tăng trưởng chậm.  Nguyên nhân dẫn đến hội chứng lỏng vỏ trên tôm: Theo báo cáo mới đây của các nhà khoa học Ấn Độ: 4 loài vi khuẩn đã được phân lập từ mẫu tôm bệnh là: V. harveyi, V. alginolyticus, V. fluvialis và V. parahaemolyticus dựa trên đặc điểm hình thái và các xét nghiệm sinh hóa. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học cũng nhận thấy thiếu khoáng chất, chất lượng nước kém, thực hành quản lý kém và liên kết vi khuẩn Vibrio có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng lỏng vỏ ở L. vannamei. Triệu chứng: Tôm bơi chậm chạp, lờ đờ, cơ và vỏ mềm, nhão và ăn kém. Vỏ của tôm trở nên hư hại nghiêm trọng, có lớp keo trên bề mặt, tôm không lột xác trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn bám trên lớp ngoài. Gan tụy xuất hiện sắc tố Melanin, đồng thời gan teo lại và nhỏ hơn so với tôm bình thường. Ruột của tôm bị bệnh chuyển thành màu sữa đục. Khoảng cách giữa cơ và vỏ tôm có thể thấy rõ ràng. Biện pháp phòng ngừa: Định kỳ diệt khuẩn, đảm bảo chất lượng nước tốt. Thường xuyên bổ sung khoáng, và đảm bảo dinh dưỡng cho tôm nuôi. Bổ sung men vi sinh để duy trì chất lượng nước cho ao nuôi tôm. Sản phẩm diệt khuẩn LEXUS ES250 chuyên diệt khuẩn phân trắng, gan, EMS, Vibrio Parahaemolyticus. Điều trị tôm bị trống ruột, diệt ký sinh trùng, ghẻ lỡ. Diệt nấm đồng tiền, nấm chân chó. Để biết thêm về sản phẩm cũng như cách điều trị bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652   ​
33
11/01/2025

NƯỚC AO TÔM ĐỤC VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

AO NƯỚC ĐỤC VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ Nước ao tôm đục là một trong những yếu tố quan trọng cần được kiểm soát trong ao nuôi. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con tôm. Nước ao đục gây ảnh hưởng nhưng thế nào đến con tôm? Làm giảm lượng oxy hòa tan gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao, dẫn đến gián đoạn quá trình hô hấp và sinh trưởng của tôm. Nguyên nhân khiến nước ao bị đục? Do chất thải hữu cơ trong ao: phân tôm, thức ăn dư thừa,... Do tảo phát triển quá mức, tảo tàn cũng làm cho nước ao tôm bị đục. Mưa kéo dài làm trôi bùn đất, phù sa từ trên bờ xuống ao nuôi gây đục nước. Giải pháp xử lý: Thay nước ao nuôi kết hợp với xử lý đáy ao bằng vi sinh B52 Nitro Turbo. Trường hợp do tảo phát triển mạnh nên giảm tảo bằng vôi và sử dụng vi sinh ABB007 xử lý xác tảo tàn, lợn cợn. Sử dụng Yucca zeo bột giúp lắng tụ, dằn đáy ao. Hình ảnh sản phẩm Để tìm hiểu thêm về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652  
31
06/01/2025

TÔM THIẾU KHOÁNG, ĐỀ KHÁNG KÉM?

TÔM THIẾU KHOÁNG, ĐỀ KHÁNG KÉM? Khoáng chất là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Giúp tôm lớn nhanh, cứng cáp, khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để nhận biết tôm thiếu khoáng? Biểu hiện tôm bị thiếu khoáng: Thời gian đầu, tôm xuất hiện những chấm đen li ti trên vỏ. Vỏ tôm mỏng, tôm thường ít ăn và sẽ chậm tăng trưởng. Tôm dễ bị cong thân, mềm vỏ, đục cơ. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tăng tỷ lệ chết ở tôm. Tôm mềm vỏ, tôm khó bắt mồi. Tôm bị suy giảm đề kháng dễ mắc các bệnh khác. Làm sao để cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu khoáng ở tôm? Tôm có thể hấp thu khoáng qua hai cách: Tạt bổ sung khoáng cho ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông qua việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm rất cần thiết. Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm. Sản phẩm khoáng ăn Promix và Premix Tôm giúp bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho tôm. Phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột xác, cứng vỏ nhanh. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652
30
06/01/2025

NUÔI TÔM MÙA NGHỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

NUÔI TÔM MÙA NGHỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Nuôi tôm mùa nghịch, bà con thường thả giống vào tháng 8 – 10 âm lịch để kịp thu hoạch thời điểm gần tết, nếu vụ nuôi thành công thì sẽ mang về giá trị rất cao. Vụ nghịch với nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro cao do thời tiết. Bà con hãy cùng công ty tìm hiểu nhe. Dưới đây là một số bất lợi, khó khăn khi nuôi tôm mùa nghịch: Thời tiết bất lợi hay xuất hiện những cơn mưa bão, môi trường biến động nhiều. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đẫn đến tôm bị sốc nhiệt, suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng, tôm dễ mắc các bệnh khác. Độ mặn thấp tôm thiếu khoáng dễ bị ốp thân, mềm vỏ, tôm không chắc. Mưa nắng thất thường, tạo điều kiện cho nhiều loại tảo gây hại phát triển, tôm ăn phải dễ mắc các bệnh về đường ruột. Mưa nhiều làm bùng phát phèn, tăng độ đục trong ao. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn nuôi tôm mùa nghịch: Thả nuôi với mật độ vừa phải, kiểm soát và quản lý ao nuôi tốt hơn. Nâng cao mực nước > 1.4m để ổn định nhiệt độ giữa ngày và đêm. Khi thời tiết mưa thất thường cần điều chỉnh kiểm soát lại lượng thức ăn hạn chế dư thừa gây lãng phí và tăng ô nhiễm ao nuôi. Bổ sung khoáng để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho tôm. Sử dụng vitamin c để chống sốc, tăng sức đề kháng cho tôm Sử dụng vi sinh định kỳ để cung cấp lợi khuẩn cho ao nuôi, phân hủy các chất thải hữu cơ, kiểm soát môi trường ao nuôi ổn định. Nếu ao bị bùng phát phèn nên dùng EDTA khử phèn giúp duy trì lượng phèn trong ao để ổn định môi trường nước. Để biết thêm thông tin sản phẩm, bà con hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Thông tin liên hệ: Điện thoại 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652
29
06/01/2025

BỆNH EHP TRÊN TÔM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ

BỆNH EHP TRÊN TÔM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ Bệnh EHP trên tôm là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng, sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Nguyên nhân gây ra bệnh EHP là? Do nguồn tôm bố mẹ bị nhiễm và lây cho tôm giống. Ký sinh trên các vật chủ khác như cá, hàu, sò,... chúng phát triển và phát tán bệnh ra môi trường. Xử lý vệ sinh ao nuôi, thiết bị chưa đúng cách. Tôm mắc bệnh EHP thường có biểu hiện như thế nào? Tôm bị nhiễm thường có da cơ mỏng, cơ trắng như tôm đang bị sốc. Mắt tôm có chấm đen, cơ và ruột sau tôm cũng chuyển màu đen. EHP gây tổn thương ống trong tuyến gan tụy, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Do không tiêu hoá được thức ăn tôm sẽ kém ăn và lớn chậm. Tôm có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, ruột xoắn như lò xo. Sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra trên mẫu gan tôm. Làm thế nào để phòng ngừa EHP? Chỉ sử dụng giống tôm đã được kiểm tra PCR và xác nhận không nhiễm EHP. Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước sau thả giống để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh. Trước khi thả ao, nên xử lý ao bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử EHP còn sót lại trong ao. Bổ sung định kỳ các sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, phòng ngừa EHP. Bộ sản phẩm của công ty chúng tôi giúp phòng ngừa EHP, ký sinh trùng, khuẩn phân trắng, tăng sức đề kháng, giúp tôm lớn nhanh. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm và phương pháp xử lý hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652
26
06/01/2025

NẤM ĐỒNG TIỀN: KẺ THÙ THẦM LẶNG TRONG AO NUÔI TÔM

NẤM ĐỒNG TIỀN: KẺ THÙ THẦM LẶNG TRONG AO NUÔI TÔM Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó thường xuất hiện ở đáy và bờ ao nuôi tôm, có hình dạng như vảy, cành cây, búi sợi hay chân chó. Có mùi rất tanh, giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này, sau khi tôm ăn phải chúng sẽ tiết ra các độc tố dẫn đến tôm mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn dẫn đến ốp thân, còi cọc, teo gan, phân trắng, lỏng ruột và có thể chết hàng loạt. Nấm đồng tiền phát triển nhanh chóng trong điều kiện phù hợp như: Ao tôm có độ mặn cao. Khi tảo trong ao đang phát triển quá mức, tảo tàn, cùng với đó là nhiều chất thải hữu cơ, nấm sẽ bắt đầu phát triển chỉ một vài ngày sau đó. Do sử dụng sản phẩm chưa tốt chưa kiểm soát được môi trường nước, và còn rất nhiều tác nhân xung quanh nữa. Một số biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm hiệu quả: Cải tạo ao đầu vụ nuôi bằng cách sử dụng vôi nung (CaO) hòa với nước để tưới rồi quét khắp các bạt ao, lớp vôi trên bạt càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao. Đối với ao đang có tôm nuôi cần chỉnh giảm bớt lượng thức ăn cho tôm ăn; tăng cường bổ sung vitamin C cho tôm; bổ sung liên tục men tiêu hóa cho tôm hệ thống tiêu hóa của tôm được cải thiện, hạn chế các tác động bất lợi của nấm, bảo vệ đường ruột tôm; tăng cường sục khí, chạy quạt trong điều kiện thời tiết thay đổi. Sử dụng các sản phẩm ức chế nấm đồng tiền, khuẩn Vibrio gây hại cho ao nuôi như sản phẩm Win 1000. Để biết thêm về sản phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin bên dưới. Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0913885405 Zalo OA "Công ty TNHH Sinh Học Tôm Vàng": https://zalo.me/4582623942027439652 Youtube "SINH HỌC TÔM VÀNG official": https://www.youtube.com/@sinhhoctomvangofficial1889 Facebook " Thủy Sản Sinh Học Tôm Vàng": https://www.facebook.com/Sinhhoctomvangvietnam?mibextid=LQQJ4d  
26
06/01/2025

CÁCH BỔ SUNG BETA – GLUCAN CHO TÔM

Tôm thẻ chân trắng là một trong những loài thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, hơn nữa thời gian tăng trưởng của chúng cũng khá nhanh, chỉ cần tối thiểu 2 tháng là có thể thu hoạch được, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Vì vậy, ở tất cả các tỉnh thành có đường biên giới với biển Đông nói chung và khu vực miền Tây Nam Bộ nói riêng, bà con nông dân đều tận dụng lợi thế tự nhiên này để đào ao nuôi tôm. Quan tâm nhiều để tìm cách giúp bà con có được những vụ mùa thành công, sinh học tôm vàng đã không ngừng tìm hiểu và trong bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bà con một sản phẩm chứa hoạt chất Beta-Glucan giúp tăng cường miễn dịch cho tôm và hướng dẫn cách sử dụng sao cho hiệu quả nhé. Bà con xem Clip sau đây để hiểu về Beta glucan và cách bổ sung Beta glucan cho tôm. Xem thêm: sản phẩm bổ sung BETA – GLUCAN, BIO LACTO Công ty SINH HỌC TÔM VÀNG là nhà nhà sản xuất và phân các sản phẩm: ? dưỡng chất nuôi tôm cá ? thuốc thủy sản phòng trị bệnh cho thủy sản tôm cá ? men tiêu hóa cho tôm cá ? men vi sinh cho tôm cá ? xử lý nước ao nuôi tôm cá. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin. Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 0906 666 621 Sản phẩm bán chạy nhất
33
23/09/2024

Selenium là gì?Công dụng gì trong nuôi trồng thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, hóa chất và kháng sinh thường được sử dụng để phòng và trị bệnh. Nhiều loại thuốc và hóa chất đã và đang được người nuôi sử dụng. Song việc dùng tràn lan đã không mang lại hiệu quả và tốn kém. Hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc, dư lượng kháng sinh và môi trường bị hủy hoại đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành thủy sản. Việc nghiên cứu nhằm làm tăng khả năng kháng bệnh của đối tượng nuôi và làm giảm việc sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Selenium là một yếu tố vi lượng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển và chức năng sinh lý của tôm cá. Việc sử dụng Selenium hữu cơ như Selenomethionine và Selenoyeast để cải thiện lượng Se đã được kiểm chứng vì có hoạt tính cao hơn so với các dạng vô cơ. Vai trò của Selenium hữu cơ đã được chứng minh trên các laoif thủy sản gia súc, gia cầm và con người. quý bà con hãy xem video sau để xem công dụng của selenium trong nuôi tròng thủy sản như thế nào nhé.   XEM THÊM: PRO MIX – Khoáng hữu cơ cho tôm có chứa  SELENIUM CAO Công ty SINH HỌC TÔM VÀNG là nhà nhà sản xuất và phân các sản phẩm: ? dưỡng chất nuôi tôm cá ? thuốc thủy sản phòng trị bệnh cho thủy sản tôm cá ? men tiêu hóa cho tôm cá ? men vi sinh cho tôm cá ? xử lý nước ao nuôi tôm cá. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin. Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 0906 666 621 Sản phẩm bán chạy nhất
48
10/05/2024

EDTA là gì? có tác dụng gì trong nuôi trồng thủy sản

EDTA là từ viết tắt của EthyleneDiamineTetraacetic Acid. Đây là một axít hữu cơ mạnh (mạnh hơn 1.000 lần so với axít acetic) các muối của nó thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc bột, không bay hơi và có độ tan cao trong nước. Edta là một loại hoá chất thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc dạng bột, màu trắng. Được dùng trong xử lý nước cấp, ương tôm, cá giống hay tôm cá thương phẩm. Chất này có thể khử được các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì,…lẫn bên trong ao nuôi. Đồng thời cũng giúp làm mềm nước cứng, cân bằng độ pH, độ kiềm của nước. Quý bà con có thể xem video chi tiết nước đây để hiểu thêm về edta trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. ?? XEM THÊM: SẢN PHẨM EDTA -TP CỦA CÔNG TY SINH HỌC TÔM VÀNG XEM THÊM: SẢN PHẨM EDTA – 4NA  Khử kim loại nặng sạch nước ao nuôi tôm Công ty SINH HỌC TÔM VÀNG là nhà nhà sản xuất và phân các sản phẩm: ? dưỡng chất nuôi tôm cá ? thuốc thủy sản phòng trị bệnh cho thủy sản tôm cá ? men tiêu hóa cho tôm cá ? men vi sinh cho tôm cá ? xử lý nước ao nuôi tôm cá. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin. Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 0906 666 621 Sản phẩm bán chạy nhất
64
10/05/2024

công dụng thần kỳ của vi khuẩn baciluss subtilis trong nuôi tôm

Vi khuẩn Bacillus subtilis là loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Loại vi khuẩn có lợi này sống được trong những điều kiện khắc nghiệt và nghèo dinh dưỡng. Nhưng lợi ích mà nó mang lại vô cùng to lớn cho những loài động vật nói chung và thủy sản nói riêng. Nên những chế phẩm sinh học về baciluss là rất đa dạng và cần thiết. Những loài men vi sinh baciluss này thường được ứng dụng trong hệ tiêu hóa của các loài động vật. Nó có thể gọi là men vi sinh đường ruột hoặc là men tiêu hóa. Giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh đường ruột từ đó giảm nguy cơ nhiễm các bệnh đường ruột. Như ruột lỏng, đứt khúc, phân trắng trên tôm. Bên cạnh đó khi sử dụng sản phẩm còn giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài. Xem video sau đây để hiểu thêm về lợi ích mà vì sao tôm nuôi cần được bổ sung men  tiêu hóa Bacillus subtilis. XEM THÊM: Sản phẩm PROMEN men tiêu hóa Bacillus subtilis cho tôm Công ty SINH HỌC TÔM VÀNG là nhà nhà sản xuất và phân các sản phẩm: ? dưỡng chất nuôi tôm cá ? thuốc thủy sản phòng trị bệnh cho thủy sản tôm cá ? men tiêu hóa cho tôm cá ? men vi sinh cho tôm cá ? xử lý nước ao nuôi tôm cá. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin. Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 0906 666 621 Sản phẩm bán chạy nhất
70
10/05/2024

Cách diệt ốc đinh chem chép RẺ TIỀN HIỆU QUẢ LẠI CAO

Những năm gần đây việc nuôi tôm gặp phải nhiều khí khăn hơn một phần do thời tiết có nhiều thay đổi. Và những dịch bệnh trên tôm ngày càng phức tạp nhưng ngoài những nguyên nhân dễ nhận biết đó còn nguyên nhân cũng hiện hữu nhưng được sống  à vấn nạn ốc đinh, chem chép, hến,…và các loài 2 mảnh vỏ khác. Nạn ốc đinh, chem chép, hến,…. Từ lâu đã là vấn nạn đau đầu của hầu hết đa số người nông dân nuôi tôm. Khi nuôi tôm gặp phải những loài sinh vật này sẽ ăn thức ăn của tôm, chiếm lấy oxy và các khoáng chất trong ao tôm là cho tôm chậm phát triển và kèm theo những mầm bệnh bị lây nhiễm bệnh trên tôm. Người dân cũng đã dùng nhiều biện pháp từ thủ công như thả cua, cá chém,… đến việc dùng các chế phẩm sinh học nhưng hiệu quả thì không như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xử lý ốc đinh, chem chép, hến,… vẫn chưa diệt hoàn toàn. Nhưng công ty sinh hộc tôm vàng chúng tôi đã tìm ra giải phát diệt hoàn toàn như ốc đinh, chem chép, hến,… Những loài như ốc đinh, chem chép, Hến,… có nguy hại khủng khiếp như thế nào đến tôm nuôi ?        Ốc đinh, nhau trâu tuy không phải là tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nhưng khi xuất hiện với số lượng lớn chúng sẽ làm cho môi trường nuôi biến đổi bất lợi, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong đời sống, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Đặc biệt, tôm bị cong thân, mềm vỏ, chậm lớn do thiếu khoáng chất và nhiều trường hợp tôm bị bệnh đường ruột, gan tụy, EMS, WSSV. Ngoài ra các loài này còn:      Cạnh tranh khoáng chất, dinh dưỡng với hệ tảo, làm hạn chế tảo phát triển, khó gây màu nước, dẫn đến nước trong do đó tạo điều kiện thuận lợi cho rong phát triển.     Cạnh tranh thức ăn với tôm.      Hấp thu khoáng chất, đặc biệt là canxi. Làm cho nước giảm độ kiềm. Tôm dễ cong thân, đục cơ và khó lột xác.   Các loài động vật hai mảnh vỏ (hến, vẹm, ốc gạo, trai, hàu,…)  ăn tảo bằng cách lọc chúng thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ:      Làm giảm mật độ tảo đây làm ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng lớn dành cho những con tôm post, làm tăng độ trong của nước ao.      Cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm.     Là nguồn mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm.     Hấp thụ nhiều vi khoáng  đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao nhất là canxi     Làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn.     Và độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm. Làm thế nào để diệt tận gốc những loài vật nguy hại cho tôm này ? Trước đây người dân dùng những phương phát thủ công như thả những thiên địch vào ao tôm để tiêu diệt lại ốc đinh, chem chép,… nhưng hiệu quả không cao, không diệt tận gốc nên chúng vẫn sinh sôi trở lại. Nên công ty sinh SINH HỌC TÔM VÀNG chúng tôi bào chế ra sản phẩm SNAIL-S Chuyên diệt ốc đinh, dòm xanh, hến, chem chép, con hà, nhau châu, cá tạp,… trong ao có tôm. Và đặt biệt là an toàn 100% không gây sốc tôm. Muốn biết thêm thông tin về sản phẩm và cách sử dụng  BẤM VÀO ĐÂY thuốc diệt ốc đinh CÁCH SỬ DỤNG SẢN PHẨM: *CHÚ Ý:  Nên lấy nước đầy,cho ăn cặp mé bờ 1-2 ngày để dẫn ốc chem chém lên, chạy quạt 1 đến 2 ngày, pH ổn định mới tạt thuốc. Thì hiệu quả sẽ cao hơn. pH cao hoặc thấp quá nên tăng liều lên gấp 1.5 lần. Diệt ốc lúc thủy triều lên hay lúc 5 giờ  đến 6 giờ chiều, để nước đứng lại sau đó tạt thuốc vòng mé sau 60 phút mới bật quạt chạy. diệt ốc khi có tôm trong ao đánh lúc sáng vừa cho ăn xong. Diệt cải tạo ban đầu đánh lúc chiều tối. Chạy quạt nguyên đêm để thuốc hòa tan đều cho ốc ra bên ngoài ngậm thuốc. Trong trường hợp đọ mặn thấp nên tăng liều dùng lên 1.5 lần. Thuốc sẽ giảm nồng độ khi ao chứa clo, hóa chất hay nước bị nhiễm phèn. Công ty SINH HỌC TÔM VÀNG là nhà nhà sản xuất và phân các sản phẩm: ? dưỡng chất nuôi tôm cá ? thuốc thủy sản phòng trị bệnh cho thủy sản tôm cá ? men tiêu hóa cho tôm cá ? men vi sinh cho tôm cá ? xử lý nước ao nuôi tôm cá. Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tư vấn thiết kế và xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả và tỉ lệ thành công 90% trọn vẹn niềm tin. Tư vấn hợp tác chuyển giao công nghệ liên hệ: 09.333.333.61  Sản phẩm bán chạy nhất
72
10/05/2024